Skip to main content

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tính an toàn và lợi ích sức khỏe của bột ngọt (MSG).

Đồng thời, sự đồng thuận khoa học giữa các chuyên gia, những người đã nghiên cứu về bột ngọt một cách khách quan và khẳng định sự an toàn của gia vị này ngày càng gia tăng. Mặc dù vậy, có một số tuyên bố thường được lan truyền trên Internet mà không có bằng chứng khoa học hoặc y khoa nào rằng bột ngọt có thể gây ra một số tác dụng phụ hoặc triệu chứng. Dưới đây là những sự thật, dựa trên những nghiên cứu khoa học đánh giá thành phần thực phẩm phổ biến đã được sử dụng an toàn trong thực phẩm trong hơn một thế kỷ này.

MSG in spoon

Do bột ngọt được sử dụng rộng rãi như một thành phần thực phẩm, rất nhiều nghiên cứu uy tín đã được hoàn tất để đánh giá về sự an toàn và hiệu quả của bột ngọt. Trên thực tế, hàng trăm nghiên cứu khoa học đáng tin cậy đã được tiến hành trên glutamate, tập trung vào việc sử dụng glutamate như một thành phần thực phẩm (dưới dạng bột ngọt).

Rất nhiều nghiên cứu đã được các nhà khoa học và cơ quan quản lý trên toàn thế giới xem xét và đánh giá bao gồm Ủy ban các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lương Nông quốc tế, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu (SCF) và Cơ quản quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tất cả các cơ quan này đã kết luận rằng bột ngọt là an toàn.

Những công bố (tin đồn không chính xác) về bột ngọt được giải thích và bác bỏ dựa trên nghiên cứu khoa học đáng tin cậy

Tin đồn: Bột ngọt gây ra “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc” (CRS).

Thực tế: Nghiên cứu lâm sàng mù kép được tiến hành cẩn trọng cho thấy bột ngọt không gây tác dụng phụ nào với những người cho rằng họ nhạy cảm với bột ngọt. Nghiên cứu cho thấy những người cho rằng họ mắc phải “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc” không thể chỉ ra đích xác glutamate là nguyên nhân và thường đánh đồng glutamate là một chất gây dị ứng tương tự như đậu phộng, giáp xác hoặc một số loại thảo mộc, những thành phần thực phẩm có thể gây ra phản ứng mẫn cảm.

Tin đồn: Bột ngọt gây bệnh hen suyễn.

Thực tế: Bột ngọt không gây ra các cơn hen suyễn trong các nghiên cứu được thiết kế phù hợp.

Tin đồn: Bột ngọt gây ra phản ứng dị ứng.

Thực tế: Không có báo cáo cụ thể về phản ứng nổi mề đay (phát ban hoặc các phản ứng dị ứng khác) trong các nghiên cứu sử dụng bột ngọt. Ví dụ, một nghiên cứu đa trung tâm có đối chứng giả dược không tìm thấy bất kỳ tác dụng phụ nào khi bột ngọt được tiêu thụ cùng với thức ăn. Hơn nữa, American College of Allergy, Asthma and Immunology (Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ) đã tuyên bố rằng bột ngọt không phải là chất gây dị ứng.

Tin đồn: Bột ngọt gây ra các tác động trong não.

Thực tế: Không có dữ liệu khoa học chính thống nào cho thấy ảnh hưởng của bột ngọt đối với não người. Ngay cả trong một nghiên cứu mà glutamate huyết tương được nâng lên gấp 10 lần so với bình thường, một hiện tượng vốn không bao giờ xảy ra trong cuộc sống thực, cũng không có glutamate di chuyển vào não. Điều này cho thấy hoạt động hiệu quả của não bộ trong việc ngăn sự di chuyển của glutamate vào não.

Tin đồn: Bột ngọt gây béo phì.

Thực tế: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng glutamate có thể được sử dụng với hàm lượng lớn ở con người trong thời gian dài mà không đưa đến tác động tiêu cực. Quá trình chuyển hóa glutamate trong đường ruột là như nhau đối với các nguồn glutamate, cho dù đó là glutamate từ thực phẩm tự nhiên hoặc từ bột ngọt. Việc tiêu thụ bột ngọt thông qua chế độ ăn uống thông thường, ngay cả ở hàm lượng cao, không làm tăng nồng độ glutamate trong huyết tương. Điều này là do các tế bào đường ruột và các tế bào gan chuyển hóa gần như tất cả các glutamate trong khẩu phần ăn sau khi được hấp thụ (sử dụng để tạo ra năng lượng); do vậy glutamate trong chế độ ăn không di chuyển vào hệ tuần hoàn của cơ thể.

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí British Journal of Nutrition (tháng 4/2010), các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật tỉnh Jiangsu (Jiangsu Provincial Centre for Disease Control and Prevention) đã đánh giá việc tiêu thụ glutamate ở khoảng 1.300 người. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng trong suốt 5 năm thực hiện nghiên cứu, không có mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ bột ngọt và sự tăng cân, ngay cả ở những cá nhân tiêu thụ lượng bột ngọt lớn.

10 Sự thật về Bột ngọt (MSG)

1. Glutamate mang lại vị umami tinh khiết nhất, hay còn gọi là vị cơ bản thứ năm. Các thụ thể của vị umami có ái lực đặc biệt với glutamate tự do.